Chuyển đến nội dung chính

Những dấu mốc phát triển của bé sơ sinh

Bé có phản ứng đáp lại khi bố mẹ, người thân trong gia đình gọi bé theo tên của bé.

Từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc biết đi, 12 tháng đầu tiên trong cuộc đời mỗi trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ được chứng kiến quá trình thay đổi bất ngờ đến khó tin của bé.

Được chứng kiến con yêu lớn lên mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô bờ của bố mẹ. Trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ chóng mặt và mỗi tháng qua đi sẽ mang lại cho bé sự phát triển mới. Làm thế nào để nhận ra điều đó, chỉ cần bố mẹ chú ý theo dõi, quan sát bé yêu một chút.

Những dấu mốc quan trọng trong 12 tháng đầu tiên của bé mà bố mẹ nào cũng mong mình được tận mắt chứng kiến như bé mọc răng, bé biết bò, bé bập bẹ tập nói… Nếu bé của bạn đạt đến những dấu mốc này sớm hơn, bé cũng sẽ hình thành và phát triển sớm một số kỹ năng.

Dưới đây là những dấu mốc phát triển theo từng tháng trong năm đầu tiên của trẻ sơ sinh mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Tháng thứ 1:

Em bé của bạn đang phát triển nhanh.

Bé có thể giao tiếp với mọi người bằng mắt.

Bé khóc khi cần được giúp đỡ.

Bé sẽ có phản ứng nhất định với giọng nói và nụ cười của bố mẹ.


Hãy đến với website mẹ và bé của chúng tôi để có ngay những kiến thức về dinh dưỡng cho mẹdinh dưỡng cho béthời trangnhũ nhichuyển dạtình mẹ connuôi dạy con...

Tháng thứ 2:

Hình dáng của bé trở nên đầy đặn, tròn trịa hơn.

Bé đã học được cách cười và khuôn mặt biểu cảm.

Bé tập trung vào việc nhìn ngắm các thứ xung quanh mình.

Có tiếng thì thầm và tiếng òng ọc như nước chảy của bé để phản xạ lại với âm thanh, giọng nói.

Bé biết bày tỏ sự tức giận.

Tháng thứ 3:

Bạn sẽ thấy hình dáng vô cùng đáng yêu của bé bởi cơ thể bé đã phát triển nhiều so với lúc mới sinh.

Bé biết mỉm cười, nụ cười đáng yêu kèm theo các phản ứng của cơ thể – cánh tay nâng lên, bàn tay rộng mở và chân di chuyển.

Nụ cười và tiếng òng ọc như nước chảy của bé để có được sự chú ý của bố mẹ.

Bé đã biết bắt chước nét mặt và một số cử động nhất định của bố mẹ.

Tháng thứ 4:

Bé biết đẩy cánh tay lên khi nằm trên bụng mẹ.

Nắm lấy thứ gì thật chặt cho mình.

Cười to .

Bé thích chơi và sẽ khóc khi thời gian chơi bị gián đoạn.

Tháng thứ 5:


Bé khẳng định mình, bằng việc:

Bắt đầu lăn theo hướng này, hướng khác.

Học cách để chuyển vật từ tay này sang tay khác.

Thổi/phì bọt.

Khóc khi bố mẹ ra khỏi tầm nhìn của bé.

Bé thích chơi khi bố mẹ cho bé ăn.

Tháng thứ 6:

Bé biết lăn lộn theo nhiều hướng.

Bé biết lấy tay cào các vật nhỏ để lấy được chúng.

Bé bập bẹ và gây ra tiếng ồn như kêu thét lên hay thì thầm.

Thể hiện xu hướng hiền lành hay hiếu động.

Tháng thứ 7:

Bé bắt đầu bò, ẩn nấp.

Bé học cách sử dụng ngón tay cái và các ngón tay.

Bé thích được ở chỗ đông người.

Bé biết bày tỏ sự tức giận một cách quyết liệt.

Bé bắt chước giọng của người lớn.

Tháng thứ 8:

Bé ngồi được một cách chắc chắn mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Bé cố gắng vỗ tay.

Bé có phản ứng đáp lại khi bố mẹ, người thân trong gia đình gọi bé theo tên của bé.

Bé biết lo lắng hay xấu hổ với người lạ.

Tháng thứ 9:

Bé cố gắng bò và leo cầu thang.

Bắt chước cử chỉ mà người khác làm.

Thích chơi với bố mẹ (chơi với mẹ khi mẹ đang nấu ăn).

Tìm hiểu mọi thứ từ môi trường xung quanh mình.

Tháng thứ 10:


Bé cố gắng đứng lên.

Làm xáo trộn và giành đồ chơi cho mình.

Lòng tự trọng của bé bắt đầu hình thành.

Bé có phản ứng với tiếng vỗ tay.

Bé sẽ thể hiện tất cả các tâm trạng của bản thân như vui vẻ, hạnh phúc, buồn và giận dữ.

Tháng thứ 11:

Bé không cho mẹ/bố có thể ngồi yên đọc sách, báo.

Cố gắng tập nói “mẹ” hay “bố”.

Sẽ không hợp tác/làm theo ý bố mẹ.

Bé rất thích được tắm.

Tháng thứ 12:

Bé có thể đứng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào và bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời.

Bé cố gắng nói 2-3 từ.

Bé biết cho tay vào áo khi bố mẹ mặc quần áo cho mình.

Cho thấy cơn tức giận của bản thân.

Phát triển óc hài hước.

Bé của bạn sẽ trải qua quá trình phát triển, chuyển biến kinh ngạc trong năm đầu tiên của cuộc đời. Cân nặng của bé sẽ tăng gấp 3 lần so với lúc sinh. Bố mẹ hãy chú ý theo dõi sự phát triển của bé yêu trong thời gian này bởi nó là điều thú vị và thiêng liêng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng phát triển theo các dấu mốc trên. Nếu bạn không nhìn thấy bất kỳ sự kiện quan trọng nào diễn ra trong các tháng nêu trên, nó là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của bé.
3 Tháng Đầu
DINH DƯỠNG
THỜI TRANG
Cho Bé 0-3 Tuổi
CON ĐANG LỚN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sinh non thế nào?

Trang tin y tế Medical News Today dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Mandy Brown Belfort cho biết nhiều bà mẹ sinh non gặp khó khăn khi muốn cho trẻ bú nếu đứa bé nằm tại NICU. Tuy nhiên, vì lợi ích  Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Bệnh viện Brigham and Women nêu bật sự cần thiết phải cho trẻ sinh non được bú sữa mẹ, nhất là trong thời gian được chăm sóc tại phòng hồi sức sơ sinh (NICU), do tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Hãy đến với  website mẹ và bé  của chúng tôi để có ngay những kiến thức về  dinh dưỡng cho mẹ ,  dinh dưỡng cho bé ,  thời trang ,  nhũ nhi ,  chuyển dạ ,  tình mẹ con ,  nuôi dạy con ... Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 180 trẻ sinh non và phát hiện trẻ được bú mẹ thời gian đầu đời có khối lượng chất xám trong não nhiều hơn cũng như phát triển về nhận thức và chức năng hoạt động khi lên 7 tuổi tốt hơn so với trẻ không được bú mẹ. Trẻ bú mẹ trong khảo sát này được định nghĩa là bú sữa mẹ nhiều hơn 50% tổng số chất d

Tìm hiểu 3 thói quen giúp làm tăng khả năng thụ thai

Các loại hải sản như cá hồi, cá kiếm, cá thu… thường bị nhiễm thủy ngân cao. Thủy ngân khi tích tụ trong máu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Fertility and Sterility (Mỹ), tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm như khi bạn sử dụng các thiết bị điện tử iPad hay xem tivi, bật đèn ngủ hoặc đèn phòng tắm có thể làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết ánh sáng nhiều làm giảm lượng melatonin – một hormone quan trọng giúp bảo vệ trứng khỏi các gốc tự do có tính ăn mòn, đặc biệt là trong giai đoạn rụng trứng, gián tiếp ảnh hưởng tới hormone sinh sản estrogen và progesterone. Vì vậy, nếu muốn mang thai, phụ nữ phải ở trong môi trường không ánh sáng ít nhất 8 giờ vào ban đêm. Bên cạnh đó, 3 thói quen dưới đây cũng góp phần làm tăng khả năng thụ thai: Giảm các bài tập chạy dài Hãy đến với  website mẹ và bé  của chúng tôi để có ngay những kiến thức về  dinh dưỡng cho mẹ ,  dinh dưỡng cho bé