Chuyển đến nội dung chính

Những sai lầm quan trọng của mẹ khi cho con bú

Tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ.

Nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu cho bú không đúng cách, trẻ không những chẳng thể nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá này mà thậm chí, còn có thể tử vong trong một số trường hợp.

1. Cho trẻ bú trong lúc tâm trạng buồn bực hoặc tức giận

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi người mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ phóng ra một lượng lớn noradrenalin và adrenalin (chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm ) khiến mạch máu bị thu hẹp dẫn đến tim đập nhanh và huyết áp tăng cao. Các mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra trong khoảng thời gian đó không tốt cho trẻ bởi tác động của các hormone từ cơ thể mẹ tiết ra.

Nếu bé thường xuyên phải bú loại sữa này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng, lâu dần sẽ khiến cho khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hóa kém. Bởi vậy trong thời gian cho con bú mẹ nên hạn chế tối đa sự nóng giận.


2. Cho bé bú sau khi tập thể dục xong

Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.

Hãy đến với website mẹ và bé của chúng tôi để có ngay những kiến thức về dinh dưỡng cho mẹdinh dưỡng cho béthời trangnhũ nhichuyển dạtình mẹ connuôi dạy con...

Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.

3. Mặc quần áo bẩn cho con bú

Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ được vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.

4. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa

Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.



5. Một nụ cười cũng có thể gây hoạ

Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quản của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.

6. Cho con bú sữa mẹ uống kèm nước lọc

Lâu nay, các bà các mẹ sau khi cho con bú vẫn hay thường có thói quen cho trẻ sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Vì quan niệm nước lọc lành, lại giúp bé đỡ táo bón nên một số chị em cho con uống “vô tội vạ” mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ.

7. Mỗi lần cho trẻ bú quá lâu

Sữa mẹ có hàm lượng chất béo thấp trong khi protein lại khá cao, nếu trẻ bú càng lâu thì hàm lượng protein giảm dần còn hàm lượng chất béo lại tăng lên, dễ khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau.
Dạy Con Ngoan
LÀM MẸ
Hiểu Tâm Lý Trẻ
Rèn Luyện Kỹ Năng
Tiền Thai Sản

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sinh non thế nào?

Trang tin y tế Medical News Today dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu Mandy Brown Belfort cho biết nhiều bà mẹ sinh non gặp khó khăn khi muốn cho trẻ bú nếu đứa bé nằm tại NICU. Tuy nhiên, vì lợi ích  Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ tại Bệnh viện Brigham and Women nêu bật sự cần thiết phải cho trẻ sinh non được bú sữa mẹ, nhất là trong thời gian được chăm sóc tại phòng hồi sức sơ sinh (NICU), do tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển não bộ và nhận thức của trẻ. Hãy đến với  website mẹ và bé  của chúng tôi để có ngay những kiến thức về  dinh dưỡng cho mẹ ,  dinh dưỡng cho bé ,  thời trang ,  nhũ nhi ,  chuyển dạ ,  tình mẹ con ,  nuôi dạy con ... Nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 180 trẻ sinh non và phát hiện trẻ được bú mẹ thời gian đầu đời có khối lượng chất xám trong não nhiều hơn cũng như phát triển về nhận thức và chức năng hoạt động khi lên 7 tuổi tốt hơn so với trẻ không được bú mẹ. Trẻ bú mẹ trong khảo sát này được định nghĩa là bú sữa mẹ nhiều hơn 50% tổng số chất d

Những dấu mốc phát triển của bé sơ sinh

Bé có phản ứng đáp lại khi bố mẹ, người thân trong gia đình gọi bé theo tên của bé. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc biết đi, 12 tháng đầu tiên trong cuộc đời mỗi trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ được chứng kiến quá trình thay đổi bất ngờ đến khó tin của bé. Được chứng kiến con yêu lớn lên mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô bờ của bố mẹ. Trẻ sơ sinh phát triển với tốc độ chóng mặt và mỗi tháng qua đi sẽ mang lại cho bé sự phát triển mới. Làm thế nào để nhận ra điều đó, chỉ cần bố mẹ chú ý theo dõi, quan sát bé yêu một chút. Những dấu mốc quan trọng trong 12 tháng đầu tiên của bé mà bố mẹ nào cũng mong mình được tận mắt chứng kiến như bé mọc răng, bé biết bò, bé bập bẹ tập nói… Nếu bé của bạn đạt đến những dấu mốc này sớm hơn, bé cũng sẽ hình thành và phát triển sớm một số kỹ năng. Dưới đây là những dấu mốc phát triển theo từng tháng trong năm đầu tiên của trẻ sơ sinh mà bố mẹ không nên bỏ qua. Tháng thứ 1: Em bé của bạn đang phát triển nhanh. Bé có thể giao tiếp với mọi người bằng mắt. B

Tìm hiểu 3 thói quen giúp làm tăng khả năng thụ thai

Các loại hải sản như cá hồi, cá kiếm, cá thu… thường bị nhiễm thủy ngân cao. Thủy ngân khi tích tụ trong máu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Fertility and Sterility (Mỹ), tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm như khi bạn sử dụng các thiết bị điện tử iPad hay xem tivi, bật đèn ngủ hoặc đèn phòng tắm có thể làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết ánh sáng nhiều làm giảm lượng melatonin – một hormone quan trọng giúp bảo vệ trứng khỏi các gốc tự do có tính ăn mòn, đặc biệt là trong giai đoạn rụng trứng, gián tiếp ảnh hưởng tới hormone sinh sản estrogen và progesterone. Vì vậy, nếu muốn mang thai, phụ nữ phải ở trong môi trường không ánh sáng ít nhất 8 giờ vào ban đêm. Bên cạnh đó, 3 thói quen dưới đây cũng góp phần làm tăng khả năng thụ thai: Giảm các bài tập chạy dài Hãy đến với  website mẹ và bé  của chúng tôi để có ngay những kiến thức về  dinh dưỡng cho mẹ ,  dinh dưỡng cho bé